Meta: Sorafenib là một loại thuốc hóa trị liệu thường được sử dụng để điều trị ung thư thận, tuyến giáp, gan bằng cách làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Sorafenib – Công dụng, cách dùng và điều đáng lưu ý
Thuốc Sorafenib là thuốc hóa trị liệu theo toa được dùng để điều trị các chứng bệnh ung thư thận, gan và tuyến giáp. Vậy thuốc này có tác dụng gì, cách dùng như thế nào và lưu ý gì khi sử dụng? Sau đây hãy cùng tìm hiểu loại thuốc này qua bài viết dưới đây nhé nhé!

Thông tin thuốc Sorafenib
Tên thuốc: Sorafenib (Nexavar)
Hàm lượng: Sorafenib 200mg.
Đóng gói: Hộp 120 viên.
Dạng: Viên nén

Tác dụng của thuốc Sorafenib
Sorafenib là loại thuốc được sử dụng để điều trị các loại bệnh sau:
- Ung thư tế bào biểu mô thận.
- Ung thư tế bào biểu mô gan.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp
Đây là một loại thuốc hóa trị liệu hoạt động theo nguyên lý ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, Sorafenib còn có một số tác dụng khác đã được phê duyệt mà không được liệt kê trên nhãn thuốc, được bác sĩ chỉ định dùng. Bạn chỉ được sử dụng loại thuốc này để điều trị một số loại bệnh lý khác chỉ khi nào có sự chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng của Sorafenib là bao nhiêu?
Những thông tin về liều dùng được chúng tôi cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ. Vì vậy, trước khi quyết định dùng thuốc này, bạn phải luôn tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ.
Người lớn dùng Sorafenib liều như thế nào?
Liều dùng Sorafenib cho người lớn được quy định đối với từng loại ung thư biểu mô tế bào gan, thận và tuyến giáp. Cụ thể như sau:
- Đối với người lớn bị ung thư biểu mô tế bào thận dùng liều 400mg, mỗi ngày 2 lần. Nên sử dụng Sorafenib ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
- Đối với người lớn bị ung thư biểu mô tế bào tuyến giáp dùng liều 400mg, mỗi ngày 2 lần. Nên sử dụng Sorafenib ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
- Đối với người lớn bị ung thư biểu mô tế bào gan dùng liều 400mg, mỗi ngày 2 lần. Nên sử dụng Sorafenib ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Trẻ em dùng Sorafenib liều như thế nào?
Đối với trẻ em thì việc được chỉ định dùng thuốc hay không sẽ do bác sĩ quyết định. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Cách sử dụng thuốc Sorafenib
Cách sử dụng thuốc Sorafenib dưới đây mà chúng tôi cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ. Hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.
Nên sử dụng Sorafenib như thế nào?
Bạn nên sử dụng thuốc này 2 lần mỗi ngày lúc dạ dày của bạn đang trống (Tốt nhất là nên uống trước khi ăn ít nhất 1 giờ hoặc sau khi ăn ít nhất 2 giờ) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nên dùng Sorafenib đúng theo chỉ dẫn in trên hộp thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng với liều lượng nhỏ hơn, lớn hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định của bác sĩ.
Bạn nên dùng thuốc này thường xuyên và liên tục mỗi ngày để có thể nhận được nhiều tác dụng nhất mà Sorafenib mang lại.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc này cũng như trong quá trình sử dụng Sorafenib, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
Trường hợp dùng thuốc quá liều bạn nên làm gì?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc sử dụng Sorafenib quá liều, bạn cần phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay trạm Y tế địa phương gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, khi đến bệnh viện bạn cần phải ghi lại và mang theo danh sách tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả những thuốc kê toa và những thuốc không kê toa.
Trường hợp quên uống một liều thuốc bạn nên làm gì?
Nếu bạn vô tình quên dùng một liều thuốc thì bạn hãy dùng thuốc lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu lần quên gần với liều thuốc kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên và dùng luôn liều kế tiếp vào thời điểm như trong lịch uống thuốc của mình. Lưu ý rằng bạn không được dùng gấp đôi liều đã được chỉ định.
Tác dụng phụ của thuốc Sorafenib
Hầu hết mọi người khi sử dụng thuốc đều không có tác dụng phụ, nhưng một số người khi sử dụng lại gặp tác dụng phụ. Vậy, tác dụng phụ của thuốc Sorafenib là gì?
- Thứ nhất là Sorafenib gây sụt cân, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, thay đổi khẩu vị, chán ăn, rụng tóc, khô da, lở miệng, thay đổi giọng nói cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
- Thứ hai là thuốc này có thể làm huyết áp của bạn tăng lên, vì vậy bạn cần kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên và cho bác sĩ biết về tình trạng huyết áp của mình để bác sĩ có sự điều chỉnh về loại thuốc cho bạn.
- Thứ ba là đôi khi Sorafenib có thể khiến bàn tay hoặc bàn chân của bạn xuất hiện các phản ứng da hay còn gọi là hội chứng tay chân. Tùy thuộc hội chứng tay chân của bạn nghiêm trọng đến đâu mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc bổ sung để giảm các triệu chứng này hoặc có thể tạm ngừng việc điều trị Sorafenib của bạn.
- Thứ tư là thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của tuyến giáp. Một số triệu chứng chẳng hạn như tăng cân, nhịp tim chậm, không chịu được lạnh, mệt mỏi bất thường…
- Thứ năm là Sorafenib gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kể đến như dễ bầm tím, dễ chảy máu, buồn nôn hoặc nôn không ngừng, đau bụng, vàng mắt, vàng da, nước tiểu đậm, tê hoặc ngứa ran vùng da, co thắt cơ, đau họng dai dẳng hoặc sốt. Ngoài ra có thể đau ngực, đau hàm, đau cánh tay trái, toát mồ hôi bất thường, nhịp tim nhanh hoặc không đều/
- Thứ sáu là Sorafenib có thể gây phát ban thường và không nghiêm trọng.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp khá đầy đủ tất cả những tác dụng phụ có thể có. Ngoài ra, có thể xảy ra những tác dụng phụ khác khi dùng Sorafenib. Tuy nhiên, đối với bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn gặp phải thì đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý trước khi dùng thuốc Sorafenib
Bạn cần báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu:
- Bản thân có dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là các bệnh có vấn đề về chảy máu hoặc bệnh tim, huyết áp cao, bệnh gan.
- Sorafenib có thể gây ra tình trạng ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn(QT kéo dài). QT kéo dài có thể gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh hoặc bất thường nghiêm trọng và các triệu chứng khác như chóng mặt, ngất xỉu.
- QT kéo dài có nguy cơ tăng lên nếu bạn đang gặp bệnh trạng nhất định hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác có thể làm tình trạng QT kéo dài. Nếu bạn gặp bất cứ tình trạng nào về tim mạch hoặc tiền sử gia đình có một số vấn đề về tim thì trước khi sử dụng Sorafenib bạn hãy cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết về loại thuốc bạn đang dùng.
- Ngoài ra, nồng độ kali hay magie trong máu thấp cũng có thể gây nguy cơ QT kéo dài. Nếu bạn sử dụng những loại thuốc lợi tiểu hoặc bạn có hiện tượng ra mồ hôi nặng, tiêu chảy, nôn mửa thì nguy cơ này càng tăng.
- Tình trạng QT kéo dài còn rất nhạy cảm hơn đối với người lớn tuổi khi sử dụng thuốc này.
- Thuốc này có thể hấp thụ được qua da, phổi và có nguy cơ gây hại cho thai nhi nên với những phụ nữ có thai hoặc đang muốn mang thai thì không nên sử dụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các cách thức kiểm soát sinh đẻ hiệu quả, tin cậy trong khi điều trị và sau 2 tuần khi ngừng điều trị.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ mặc dù chưa có thông tin liệu rằng Sorafenib có đi vào sữa mẹ hay là không.
Những thuốc nào có thể tương tác với thuốc Sorafenib?
Một loại thuốc khác có thể làm ảnh hưởng đến việc đào thải Sorafenib ra khỏi cơ thể của bạn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Sorafenib. Một số loại thuốc như rifamycin (rifampin, rifabutin), wort St. John, thuốc điều trị co giật (carbamazepine, phenytoin).
Bên cạnh đó thuốc Sorafenib cũng có thể làm thay đổi khả năng cũng như hiệu quả hoạt động của một số loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ mà những loại thuốc đó gây ra.
Để tránh tình trạng tương tác giữa các loại thuốc đang sử dụng, cách tốt nhất là bạn nên lập một danh sách những loại thuốc mà mình đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, thuốc không kê toa, thảo dược thiên nhiên và các loại thực phẩm chức năng khác để cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng Sorafenib, bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Bên cạnh đó, Sorafenib có thể tương tác với một số loại thực phẩm, thuốc lá, rượu bia… nên để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nên bảo quản Sorafenib thế nào tốt nhất?
Để bảo quản Sorafenib tốt nhất bạn nên để ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm mốc và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh.
Mỗi một loại thuốc có thể có các cách thức bảo quản khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản của thuốc được in trên bao bì hoặc hỏi ý kiến của dược sĩ. Cần bảo quản thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong gia đình.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về thuốc điều trị ung thư biểu mô gan, thận, tuyến giáp Sorafenib. Mong rằng nó có thể giúp ích cho bạn trong việc điều trị. Bạn có thể mua loại thuốc này tại các cửa hàng uy tín, chất lượng tại các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội.